Tết Cổ Truyền Campuchia – Tết Chol Chnam Thmay Xứ Chùa Tháp

Tết cổ truyền Campuchia là ngày lễ lớn nhất năm tại đất nước xứ chùa tháp. Vì vậy, du khách đến du lịch hay người lao động từ các quốc gia khác đến Campuchia thì đểu rất mong muốn có cơ hội trải nghiệm nét đẹp ngày tết cổ truyền ở đây. 

Tết cổ truyền Campuchia là gì?

Ngày tết cổ truyền của Campuchia có tên là Chol Chnam Thmay
Ngày tết cổ truyền của Campuchia có tên là Chol Chnam Thmay

Xem thêm: Giá vàng Campuchia – So Sánh Giá Vàng Thị Trường Việt Nam

Ở xứ sở chùa tháp thiêng liêng Campuchia, tết cổ truyền được xem là ngày hội lớn nhất trong năm. Người dân và du khách sẽ cùng hóa vào không khí náo nhiệt và ấm cúng của rất nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc của đất nước Campuchia. 

Tết cổ truyền Campuchia có tên gọi tiếng Khmer là Chol Chnam Thmay hay Chaul Chnam Thmay. Đây là lễ hội để chào mừng năm mới được tính theo lịch cổ truyền của dân dân tộc Khmer. Bên cạnh đất nước Campuchia thì Tết cổ truyền này cũng diễn ra ở nhiều nước ở châu Á như Myanmar, Thái Lan, Lào, Siri Lanka.

Ngày tết cổ truyền ở Campuchia được bắt nguồn từ sự tích một vị thần trên trời được phái xuống nhân gian để chăm lo đời sống, xã hội của người dân trong năm. Theo đó, mỗi năm cứ đến ngày vị thần xuống thì toàn dân sẽ tổ chức ngày lễ để chào đón và được xem là ngày tết cổ truyền. Trong dịp đặc biệt này, các hoạt động vui chơi sẽ được thực hiện rầm rộ khắp nơi như đánh lửa, đốt ông lói, đốt đèn trời…

Thời điểm diễn ra Tết cổ truyền Campuchia

Tết Campuchia diễn ra vào 3 ngày giữa tháng 4
Tết Campuchia diễn ra vào 3 ngày giữa tháng 4

Mọi người muốn du lịch đến Vương quốc Campuchia đúng dịp tết cổ truyền thì cần nắm rõ thời điểm tết diễn ra. Tết Campuchia ngày nào? Thông thường thời gian diễn ra ngày Tết cổ truyền Campuchia sẽ vào khoảng tháng 4 dương lịch hàng năm. Cụ thế trong lịch Phật giáo của người Khmer là đầu tháng Chét. 

Dịp lễ lớn này được diễn ra trong 3 ngày là 13 – 14 – 15 của tháng 4 dương lịch. Trường hợp nếu năm đó là năm nhuận thì ngày Tết cổ truyền sẽ được kéo dài thêm một ngày. Mỗi ngày sẽ có những hoạt động văn hóa tương ứng, có nhiều ý nghĩa quan trọng. 

Các hoạt động hấp dẫn của Tết cổ truyền Campuchia

3 ngày tết của dịp Tết cổ truyền ở Campuchia có những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương. Các hoạt động đều được đầu tư lớn, diễn ra quy mô trên khắp cả nước. Mỗi ngày tết đều có tên gọi và ý nghĩa khác nhau.

Ngày tết đầu tiên: Maha Songkran 

Ngày tết đầu tiên là ngày rước đại lịch
Ngày tết đầu tiên là ngày rước đại lịch

Ngày Maha Songkran hay còn được gọi là Chôl sangkran thmây. Đây là ngày cực kỳ quan trọng để làm lễ rước đại lịch. Người Khmer sẽ tắm gội sạch sẽ, thay quần áo mới để mang lễ lạt, mâm cỗ lên chùa vào giờ đẹp đã được chọn từ trước. Mọi người sẽ không phân biệt sáng chiều mà sẽ dựa trên giờ tốt để thực hiện nghi thức này.

Trong lễ vật mang đến chùa làm lễ rước đại lịch thì người dân sẽ chuẩn bị hoa quả., nhang đèn. Ngoài ra, nhà nhà sẽ mang thức ăn lên chùa để các sư thầy cúng thức ăn lên cho tổ tiên của mình. 

Ngày 2: Wanabat 

Ngày thứ 2 trong dịp tết Campuchia, mọi người làm lễ đắp núi cát
Ngày thứ 2 trong dịp tết Campuchia, mọi người làm lễ đắp núi cát

Quan niệm của người Campuchia là ngày tết cổ truyền Campuchia ai càng đi chùa nhiều thì năm mới sẽ nhận được nhiều tài lộc.  Ngày Wanabat hay Wonbof là ngày các gia đình làm cơm dâng lên chùa vào buổi sáng và buổi trưa. Trong lễ dâng cơm, nhà nhà cùng với nhà kinh tụng kinh để tạ ơn người làm ra thức ăn và mang đến chùa.

Vào buổi chiều thì người dân sẽ làm lễ đắp núi cát. Trước các ngôi chùa thường sẽ được đắp 5 ngọn núi hình chóp bằng cát tượng trưng cho vũ trụ Meru. Nếu mọi người muốn cầu tài lộc hay tình duyên thì sẽ đi quanh 5 ụ cát này để khấn vái và đặt tờ riel lên (một loại giấy bạc ở Campuchia).

Ngày 3: Tngai Laeung Saka

Lễ tắm Phật diễn ra vào ngày tết thứ 3
Lễ tắm Phật diễn ra vào ngày tết thứ 3

Tiếng Khmer ngày thứ 3 là Lơng Săk. Đây là thời điểm mọi người thực hiện nghi thức tắm tượng Phật, tắm sư. Buổi sáng thứ 3 trong Tết cổ truyền Campuchia, người dân vẫn tiếp tục dâng cơm lên chùa, nghe thuyết pháp. Buổi chiều, họ làm lễ nhang, dâng nước (nước ướp hoa thơm) để bắt đầu lễ hội tắm Phật.

Ý nghĩ của hành động tắm Phật là gột rửa hết những điều xui xẻo, không may của năm đã qua, hi vọng năm mới sẽ có những điều tốt đẹp sẽ đến. Sau khi tắm Phật xong thì mọi người sẽ tiến hành tắm cho những vị sư cao niên. Những nhà sư sau đó sẽ để các khu vực nghĩa trang để cầu siêu cho linh hồn của những người đã khuất.

Cuối ngày thì mỗi nhà sẽ tề tựu tại gia đình để tắm tượng Phật đặt ở trong nhà. Mọi người sẽ làm cỗ chúc phúc cho ông bà và cha mẹ để cảm tạ, biết ơn đáng sinh thành. Đồng thời, con cái sẽ xin được tha thứ về những thiếu sót trong năm cũ đã qua. 

Những điểm khác biệt của ngày Tết cổ truyền ở Campuchia

Tết ở Campuchia có nhiều điểm khác biệt với Tết Việt Nam
Tết ở Campuchia có nhiều điểm khác biệt với Tết Việt Nam

Bên cạnh những hoạt động ngày tết giống với người Việt là sửa sang nhà cửa, ăn mặc thật đẹp, đi chúc tết, hỏi thăm sức khỏe nhau thì ngày tết ở Campuchia cũng có nhiều điểm khác biệt.

  • Tết cổ truyền Campuchia có thời gian tổ chức khác với ngày tết Việt Nam. Do đó, du khách Việt thường thích đi du lịch Campuchia dịp tết ở đây.
  • Khoảnh khắc giao thừa không nhất thiết là vào 12h đêm mà, thời khắc chuyển giao năm cũ với năm mới có thể vào các giờ khác nhau, sáng trưa hay chiều đều được. Giờ này sẽ được các sư thầy xem và thông báo giờ đẹp đến mọi người. 
  • Ngày tết ở Campuchia sẽ có nhiều món ăn cổ truyền mang đậm văn hóa Khmer như cà ri Khmer, mắm bồ hóc, Bai Sach Chrouk, Amok, mì Nom Banh Chok…

Xem thêm: Xổ Số Campuchia – Lào Và Những Điều Thú Vị Cần Biết

Kết luận

Nếu có cơ hội đến xứ sở chùa tháp đúng dịp Tết cổ truyền Campuchia thì chắc chắn sẽ là trải nghiệm thú vị với khách du lịch hay người lao động nước ngoài. Mọi người quan tâm đến văn hóa, lễ hội và công việc tại Campuchia thì có thể xem thêm tại vieclamcampuchia24h.com.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *